Bạn đã nhìn thấy, sử dụng các vật liệu là nhôm đúc nhiều rồi nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng một chiếc cổng nhôm đúc được sản xuất như thế nào chưa? Hãy cùng BTS tìm hiểu ngay nhé:
Hiện nay trên thị trường có 2 phương pháp để tạo ra cổng nhôm đúc biệt thự bắt mắt là đúc áp lực và đúc khuôn. Trong đó phương pháp đúc khuôn sử dụng chất liệu bằng cát, kim loại, thạch cao,.. là phổ biến. Không chần chờ lâu nữa, chúng tôi xin đưa đến cho các bạn quy trình sản xuất 1 chiếc cổng nhôn đúc qua 6 bước dưới đây:
Quy trình công làm cổng gồm: thiết kế -> đục mẫu -> làm khuôn đúc -> làm nguội -> Phun sơn -> lắp đặt hoàn thiện . Thông thường thời gian để thi công và hoàn thiện cổng nhôm đúc hiện đại từ 20 đến 35 ngày. Nhưng với công trình có khối lượng lớn (Cổng, hàng rào, ban công, cầu thang ) thì thời gian có thể kéo dài lên đến 45 ngày. Nhưng với bộ cổng nhỏ thì thời gian chỉ mất 25 ngày là có thể bàn giao và lắp đặt tại nhà cho khách hàng.
Bước 1: Thiết kế bản vẽ bằng 3D tạo từng chi tiết họa tiết của sản phẩm
Bước 2: Tạo Tạo khuôn gỗ : cửa, cổng, lan can, ..
+ Sau khi khách hàng chọn mẫu cổng ưng ý thống nhất về mẫu, kích thước và ký hợp đồng thì dùng máy CNC để tạo mẫu đảm bảo độ chính xác tuyệt đối cho sản phẩm hoàn hảo nhất
+ Trường hợp máy CNC không làm được thì, thợ chạm thủ công sẽ đục khuôn bằng gỗ theo mẫu đã thống nhất. Dưới đôi bàn tay lành nghề nhiều năm của đội thợ đã tạo ra bản khuôn cổng, lan can, cửa , .. hài hào thanh thoát và không bị thô. Sau đó thợ sẽ hoàn thiện khuôn mẫu và tạo độ bóng cho từng góc cạnh.
+ Khi tạo khuôn mẫu gỗ cần lưu ý đến các chi tiết chính xác, rõ nét, có tính thẩm mỹ cao , nên yêu cầu người thợ phải có tay nghề tốt, kinh nghiệm thực hiện. Thời gian để làm khuôn gỗ cổng nhôm đúc đẹp mất khoảng 15-20 ngày.
Bước 3: Làm khuôn đúc từ khuôn mẫu đã làm
+ Sau khi có khuôn mẫu gỗ -> tạo 1 khuôn rỗng bằng cát: nén chặt bề mặt hoa văn trên cát. Lưu ý khuôn cát được thiết kế đúng vị trí đổ nhôm, lỗ thoát khí, lỗ thoát nhôm,.. để cho dòng chảy của nhôm chảy đều nhất và lấp đầy khoang rỗng, khi đó thì cổng nhôm ra rò mới không bị khuyến khuyết gì.
+ Đầu tiên là làm khuôn xuống nền cát, khuôn cửa nhôm đúc đẹp cần có nhiều đường rót kim loại nhôm và thoát hơi thông thoáng. Cần phải tẩn khuôn lại để kim loại khi rót không bị đẩy lên làm sản phẩm bị rỗ bề mặt bị sần thiếu thẩm mỹ
+ Nguyên liệu nhôm nấu dạng lỏng, khi nung cần kiểm soát kỹ nhiệt độ nung chảy của nhôm nếu để nhiệt độ cao sẽ làm cong vênh bề mặt, nếu nhiệt thiếu sẽ làm bề mặt sản phẩm bị lỏng, không bóng mịn. Khi rót nhôm lỏng vào khuôn cần cẩn thận để tránh biến dạng mất chi tiết.
Bước 4: Đúc nhôm
+ Tiến hành nấu hợp kim nhôm nóng chảy để đổ vào khuôn : Nhôm phôi nấu nóng chảy ở nhiệt độ rên 700 độ C, sau đó đổ và khuôn theo lỗ sắp đặt sẵn
+ Lưu ý để cổng đẹp và không chứa tạp chất thì trong quá trình nấu phôi người thợ sẽ gạn hết những tạp chất bỏ đi. Hợp kim nhôm gồm 85% nhôm nguyên chất, 15% còn lại là đồng, lưu huỳnh,…làm chất làm cứng.
Bước 5: Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn
Sau khi đổ nhôm vào khuôn, sản phẩm được lấy ra để kiểm tra chất lượng, cắt bỏ phần thừa, hàn ghép với cửa nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc, cho sản phẩm đi bán cắt, bắn bi, tẩy rửa bề mặt bằng hóa chất. Nếu bị lỗi nhẹ có thể hàn sửa lại chi tiết, nếu lỗi nặng phải tiến hành làm lại, không sẽ không đảm bảo độ bền cho sản phẩm.
+ Làm nguội: Chờ cho phần lỗi nhôm khô và cứng lại – > người thợ tiến hành rã cát -> có được bộ cổng thô. Lưu ý người thợ phải thật khéo để không làm hỏng hay méo họa tiết trên cổng. Tiến hành vệ sinh đánh ráp, cắt bỏ nhôm thừa, đánh bóng,.. để làm sao làm nổi đường nét hoa văn theo đúng bản vẽ.
+ Làm sạch bề: người thợ dùng máy mài để làm sạch bề mặt, đánh bỏ phần thô của khung nhôm, xử lý cạnh sắc nhọn (bavia), nốt sần sùi, vết khuôn, xước, đánh bóng sản phẩm bằng nhôm. Sử dụng phương pháp đánh bóng (rung/cơ) và dung dịch / lơ sáp để đánh bóng nhôm chuyên dụng, cho hiệu quả cao, sản lượng lớn trong thời gian ngắn.
+ Đánh bóng phần khung nhôm: Đánh bóng nhôm là quá trình xử lý bề mặt sản phẩm, vật dụng làm bằng nhôm để loại bỏ các khuyến khuyết và tăng độ sáng bóng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Vật dụng làm bằng nhôm cần đánh bóng là các chi tiết thô (còn cạnh bavia sắc nhọn, khuôn đúc, vết xước, nốt mụn sần sùi, vết rỗ trên bề mặt) hoặc trên sản phẩm cũ bị xỉn màu oxy hóa ( mất đi độ sáng bóng ban đầu). Sau khi được gia công bề mặt và đánh bóng bề mặt các sản phẩm nhôm đạt tính thẩm mỹ cao, tăng gía trị sản phẩm.
+ Bả matit và chà sạch phần khung nhôm: sau khi tạo độ bóng cho sản phẩm khung nhôm, thợ sẽ dùng bột bả để chà lại những chỗ còn khuyến khuyết trên phần khung nhôm. Và dùng những dụng cụ và giấy giáp đánh sạch và tạo bề mặt nhẵn và bóng cho đến khi đạt tiêu chuẩn thì chuyển hướng sang làm giai đoạn sơn.
Bước 6: Sơn hoàn thiện
Cuối cùng là đến bước sơn: sơn lót -> sơn phủ -> sơn màu 1 lần -> sơn màu lần 2 -> sơn dầu bên ngoài tạo độ bóng cho cổng -> có cổng hoàn chỉnh cà đẹp mắt.
+ Phủ sơn: Sơn lót, sơn đồng, sơn trang trí,.. sơn dầu tạo thành phẩm sản phẩm cổng có độ bóng và đẹp.
+ Sơn lớp sơn chống kiềm: giúp hạn chế quá trình oxi hóa của khung cửa (giao đoạn quan trọng)
+ Sơn 2 lớp sơn lót: bảo vệ phần khung nhôm tạo bề mặt sơn đều màu và mịn
+ Phun nhũ đồng: Phun phủ lên bề mặt lớp sơn chuyên chụng đen mờ mỏng, đợi khô từ 4-12h. Dùng giẻ thấm xăng butyl lau đều để lộ ra lớp nhũ đồng đỏ, đồng vàng, đồng bạc, đồng xanh. Có thể đợi lớp sơn chuyên dụng đen mờ 24h và dùng giấy nhám xà nhẹ lên bề mặt sản phẩm để lộ ra lớp nhũ đồng đổ hoặc đồng đen, đồng bằng, nhũ bạc.
+ Sơn bóng: tạo độ bóng cho sản phẩm giúp bảo vệ màu cho bề mặt sản phẩm
+ Lau xăng: dùng xăng để lau đi phần không cần thiết chỉ giữ lại chi tiết để tạo hình cho phần khung sản phẩm. Lưu ý làm luôn vì đợi lâu sơn sẽ khô không lâu được
Trên đây là quy trình sản xuất ra 1 chiếc cổng nhôm đúc sang trọng trang trí cho ngôi nhà bạn. rất mong là bài viết của chúng tôi giúp ích được cho quý khách!!!!